Tất cả chuyện này vì cốc cà phê vợ tôi bỏ quên trong tủ lạnh, làm tôi phải vực dậy một cái web gần như đã chết và có mục đích không khác gì note online.
Cơ mà cũng vào tới đây rồi, viết cái gì đấy technical cũng chả sao. Hôm nay mình viết bài review tổng quan một con SCB (single board computer) khá nổi gần đây. Việc ưu nhược, trải nghiệm phần cứng cũng như tất cả phần mềm đi kèm, bạn có nên dùng nó hay không do bạn chọn chả phải mình. Cảnh báo Wall Of Text, hôm nay mình không muốn đùa lắm nên sẽ viết hơi mất hồn, cơ mà kệ chứ.
Ok, introduction.
Vậy thì SBC là gì, thật ra nó chả phải cái gì xa lạ, Single Board Computer là những máy tính co gọn trong một bảng mạch, không xác định theo chip chủng, tính năng hiệu năng. Tất cả dạng máy tính trong một bảng mạch gọi là SBC. Những cái loại thông dụng thì anh em chắc có nghe tới raspberry pi, odroid etc, chung quy là những mẫu máy tính dành cho người vọc vạch.
Câu hỏi số 2, tại sao lại chọn Zima. Để trả lời cái này thì mọi người phải biết vấn đề của SBC, đa phần SBC chạy chip ARM nổi tiếng về khả năng tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu về nhiệt các thứ các kiểu, nghe thì rất hay nhưng phải nhìn nhận thực tế là ARM mới trỗi dậy cách đây chưa lâu tất cả các sản phẩm phần mềm hỗ trợ cho dòng x86 tốt hơn ARM rất nhiều. Vì vậy trừ khi bạn muốn vọc mạch điện điện tử với mấy chân GPIO của ras các kiểu thì chả tội gì mua một sản phẩm tới thời điểm này bán vì branding. Giá của ras đã vượt quá cái giá trị nó mang lại dưới nhiều góc độ khi bán cái cạch chưa tản chưa hộp với giá cắt cổ, cơ mà ây, tiền của bạn chả phải của mình.
Câu hỏi số 3, tại sao SBC chứ không dùng mấy chiếc mini pc của intel asus các kiểu dù giá cũng chả khác quá nhiều. Vì mình ghét windows =)) ghét đống đấy vì nó phần nhiều được ship kèm máy với windows. Thứ 2, việc chạy một đống pc trong nhà kín với quạt tản chạy 24/7 chắc chắn không phải một ý tưởng hay đây là kết quả của mình thu thập được khi ngồi cạnh số lượng server kha khá trong quá khứ, một thứ để ở nhà không cần tải cao thì nên càng im càng tốt. Zima có sẵn vỏ nhôm tản thụ động, đạt yêu cầu tiếng ồn, đạt yêu cầu về tiền, vừa phải để nghịch các kiểu.
Một chút cấu hình, mình mua Zimaboard 832 trên trang chính thức được ship từ HK về.
Mình mua bundle giá 212.8$ như cái ảnh dưới trừ bỏ ổ cứng phải mua ngoài nhưng thêm một dây mini displayport <->HDMI 4k.
- Chip: Intel Celeron N3450 Quad Core 1.1-2.2GHz
- Ram: 8G LPDDR4
- Onboard Storage: 32GB eMMC
- LAN: 2x GbE LAN Ports
- USB: 2x USB 3.0
- PCle: 1x PCle 2.0 4x
- Display: 1x Mini-DisplayPort 1.2 4k@60Hz
Phần cứng trước, với 5 củ khoai thì giá của sản phẩm cũng ở mức hoàn toàn có thể hiểu được. Với hai cổng lan hỗ trợ HA nhưng mà nói thật với một con server gia đình, mình nghĩ cái máy có tỉ lệ chết cao hơn là cái đường mạng mà thật có mấy nhà tách ra được hai đường mạng nào. Khả năng mở rộng của thiết bị nằm hết ở cổng PCIe 2.0 4x, với cái này bạn có thể cắm thêm card lan, hoặc tăng usb port, hoặc cắm cả wifi 6 vào đấy, tất cả chỉ giới hạn bởi trí tưởng tượng của chính bạn mà thôi. Cũng chả có gì mà nói, sản phẩm chạy mượt không lỗi lầm tuy nhiên xuất hình hơi hẻo, nó sinh ra để làm server đừng biến nó thành máy tính cá nhân làm gì.
Phần cứng mình khen, nên không làm pros cons, cũng chỉ cần thế.
Phần mềm, ừm nó được ship cùng một UI cơ bản cùng với một sản phẩm Open-Source hỗ trợ quản lý container tên Casaos. Casaos như hạch =))
Mình từng viết cái này trong một post khác về việc trước đây mình có chạy Casaos trên WSL, và cái thứ bome này chả dính dáng đếch gì tới OS hết. Nó một cách nào đấy là bản rip-off của mấy cái dạng portainer, có vài thứ hay ho với nó đấy là nó hỗ trợ Store, nói cách khác là bạn có thể bấm vào App và cài các thiết lập sẵn cho một vài app, có thể add thêm các link store cộng đồng với càng nhiều thiết lập. Cá nhân mình dùng và nó cũng như hạch luôn, ý tưởng tốt, triển khai cơ bản vô giá trị.
Pros:
- UI đẹp mắt
- Monitoring cơ bản tích hợp
- Hỗ trợ files view etc.
- Hỗ trợ application list
- Hỗ trợ custom install app bằng cách điền form
- Có SSH on Web
- Cũng ổn cho các tác vụ cơ bản
Cons:
- Files control cơ bản, không hỗ trợ phân quyền nên mỗi khi tạo các storage point đều phải vào server chỉnh lại, lưu ý cả cái hệ thống này nhằm tới control container nên việc có khả năng xử lý phân quyền cực kì quan trọng, thế nên cái đống files view này nửa vời
- Store ý tưởng cũng ổn, cơ mà việc dùng các config có sẵn không ổn, tất cả các app từ storage mình đều phải config lại mới có thể chạy cũng như là bản chất của một hệ thống triển khai thế này cần xử lý port khá tốt, cài kiểu này conflict các thứ không thể tránh khỏi, chưa kể mount point các kiểu
- Custom app, thứ được dùng nhiều nhất nhưng cũng rởm đời nhất. Một bản custom của docker compose, dưới đáy cũng là call docker compose nếu mình không nhầm nhưng thiếu đủ đường. Không có khả năng define network dẫn tới việc một deploy chỉ có thể nhận ra chính nó trong mạng hoặc tương tác với host net, hoặc là tất cả expose với host với host net. Nát như nhau.
- Lại là custom app không hỗ trợ các config sâu như giới hạn container, các dropdown sơ sài, không có config label đồng nghĩa với việc services discovery không hoạt động đúng cách. Nát trên nhiều cấp độ.
- SSH trên Web, hoạt động, đẹp mắt, nhưng mà hotkey không thể chỉnh sửa, mình gặp một đống khó chịu khi dính nút giữa việc co nhỏ UI với thoát VIM. Một loại confict UX nữa cũng không quá khó để tưởng tượng nếu các bố thật sự dùng nó chứ không dev cho vui.
Tổng quan, máy chạy tốt, mình rất vui, phần mềm máy coi như vứt đi, mình tự cài lại từ đầu. Cơ mà dù sao cũng là một sản phẩm phần cứng ấn tượng và đáng tiền.
Peace.