Phần lớn trường hợp thực tế, lý thuyết là lý thuyết. Học lý thuyết là để tạo ra một cái khung chung về thứ chúng ta đang học, để hình tượng ra các thành phần của nó, còn để thật sự hiểu chúng ta phải có bài toán thực tế, gặp vấn đề thực tế và rồi giải quyết chúng khi đó bạn mới hiểu.
Đấy là lý do nhà vật lý học không thích kỹ sư, vì một kẻ là dạng bàn giấy đưa ra mọi thứ dưới dạng môi trường hoàn hảo, một kẻ thì lắm khi chỉ là biết cách tạo ra sản phẩm thực tế, biết lái cái xe, thay lốp nhưng chả bao giờ để tâm chế hòa khí làm ra thế nào.
I, HomeLab là gì?
Homelab là một dạng tốn tiền!! trước mắt mình có thể đảm bảo với anh em là như thế. Nó sẽ ngốn tiền của bạn cũng như chơi cá Koi, chơi phím cơ, chơi máy lọc không khí vân vân và mây mây.
Về cơ bản HomeLab là một dạng cụm server mini giúp cho chúng ta có một môi trường kiểm thử hoặc triển khai thực tế mà không ảnh hưởng tới bất kì bên thứ ba nào, khái niệm HomeLab thật ra là chỉ về kích cỡ của cụm server, đây là một dạng server gia đình hoặc cỡ công ty nhỏ size khoảng 20 đổ lại. Nhưng trong công ty này, bạn là CEO, CTO, CIO và đồng thời là thủ quỹ.
II, Lợi ích HomeLab.
Để tự tạo ra cơ hội cho mình, tự học hỏi một cách hiệu quả nhất
- Mục đích nhu cầu cá nhân. Hãy tưởng tượng bạn tự host personal storage, quản lý hoàn toàn firewall căn nhà, host một hệ thống IoT, một con web xàm xí, một hệ thống IDE để code từ xa, Mail, HRM, E-C, quản lý con cái, lưu trữ nhận diện khuôn mặt người lạ vào nhà. Tất cả những thứ nào bạn có thể tưởng tượng ở cấp độ gia đình thì đâu đó ngoài kia có một sản phẩm như thế ae coder đã chế cháo sẵn cho bạn. Lấy nó về và hoàn thiện hệ sinh thái của chính mình thôi.
https://github.com/awesome-selfhosted/awesome-selfhosted - Nhu cầu tìm hiểu hệ thống. Bạn cần tìm hiểu về messeger queue, bạn muốn làm ảo hóa, bạn muốn học container, bạn học network tất tần tật mọi thứ từ layer 1 đến 7 đang ở trong tay bạn, tận dụng nó thôi.
- Nhu cầu sống ảo, nghĩ cảnh bạn làm việc mà xung quanh đèn máy tính nhấp nháy các thứ đi, xong bật hackertype lên nữa thì nó lại là ôi thôi. Gái thì không đứa nào quan tâm đâu nhưng ông anh thằng bạn sẽ đ dám chửi bạn lowtech nữa. Ít nhất người ta ít khi chửi cái học biết mình không hiểu, còn bạn hiểu hay không thì thật ra chính bạn còn chả biết cơ mà.
III, Tại sao lại là HomeLab.
Ờ thì, có ông sẽ nghĩ là cloud đầy ra, người ta đã tối ưu cho dùng bao nhiêu trả tiền từng đấy rồi thì sao không dùng. Rồi thì thuê máy chủ các thứ. Tội gì mà phải khổ. Có bị ngu hay không?
Thật ra là có, chúng tôi bị ngu, nhưng để động tay tới các layer dưới mà không có mặt trọng một cái nghề gì liên quan tới DataCenter thì cũng cần phải đầu tư. Cái lợi của các dịch vụ VPS, Cloud chính là cái hại của người học tập, cứ nghĩ nó luôn ở đấy cho chúng ta thì cả đời sẽ chả hiểu nó hoạt động ra sao ở dưới. On-Premises là thứ tầng đáy mà ai cũng nên xem qua, đừng giới hạn chính mình.
IV. Loại HomeLab gì phù hợp.
Trước hết chúng ta phải làm rõ với nhau, HomeLab ý nghĩa cuối cùng là một cụm máy chủ đạt được mục đích sử dụng của bạn, phù hợp tiêu chí đặt ra khi xây dựng nó chứ không bắt buộc phải đầy đủ mọi thành phần đao to búa lớn vì dù gì thì nó cũng mang tính Home trong đó. Single point of failure phần lớn trường hợp là không tránh khỏi ở các bản đầu tiên.
Sau đây mình sẽ phân tích các loại HomeLab hiện hành theo cái tìm hiểu sơ bộ của bản thân.
- Traditional HomeLab.
HomeLab gồm máy chủ và các máy node là nền tảng phần cứng tách biệt, các node và máy chủ phần lớn đều chạy chip x86-64 của adm hay intel. Đại khái việc bạn chạy môi trường làm việc sysadmin ra sao thì môi trường nó cũng đạt tầm tầm vậy về cấu trúc. Đây là môi trường lý tưởng nhưng thường đắt lòi mắt. Thì cũng chịu thôi mỗi con node rẻ kiểu intel nuc đã 4 5 củ rồi.
Chọn lựa sẽ là bắt buộc nếu bạn làm các dự án tương tác trực tiếp tới phần cứng. - Virtualization HomeLab.
Một hệ thống giúp ảo hóa các thành phần, dễ dàng chia cắt ra các khối máy cụ thể, đơn giản trong việc chia sẻ tài nguyên. Chạy Proxmox hay ESXi hay cái gì đấy bạn kiếm được. Mặt tốt như trên, mặt xấu, ừ thì phần lớn là bạn không cần động tới layer 1 kiểu thiết lập mạng các thứ.
Đỡ việc thì học được ít. Giá cũng vẫn cao nhưng đây là công nghệ đang được tìm nhiều để làm việc. - Containerization HomeLab.
Đây là loại HomeLab rẻ nhất mà bạn có thể cầm tới tay. Tuy nhiên mặt giới hạn cũng là rõ ràng. Ở đây cái bạn tập trung chủ yếu là layer 7, thích hợp cho người làm dev. Các thành phần có thể host trên đây cũng giới hạn những sản phẩm đã được container thành công.
Không học mấy ảo hóa nữa, học container thôi.
Ok thì cụm rẻ nhất bạn build được sẽ là kiểu chạy chip ARM, cả cluster to đâu đấy cỡ cái nồi cơm mini, nhìn thích mắt chạy cũng ổn nhưng mà tuổi đời thiết bị passive cooling loại này chắc được 2 3 năm gì đấy. Không bền.
V. Ờ Thì Có Tiền Nên Build.
Lắm khi anh em đực dựa build để thỏa mãn thôi, nên là sợ gì mưa gió.
Nói qua qua thế, khi nào chán chả biết làm gì thì phân tích một bài các thứ chúng ta lên host cho mục đích học tập và gia đình sau.