Embedded Linux [101][1]: Tản mạn trước. MCU MPU

Chưa hoàn thành seri nào cả. Nhưng mà đang có hứng nên viết.

Yo. Chào các bạn trẻ. Không có gì vui vẻ hơn là ngồi trong phòng mặc kệ xã hội và đọc vài loại tài liệu chả ai quan tâm trong cái thời tiết này. Nên ở đây mình sẽ vứt cho mọi người một đống thông tin mà tin mình đi chả ai quan tâm đâu.

FTF. Tại sao lại là embedded linux. Và tại sao lại là cái seri này?
Ừ thì tại mình thích.
Dù gì thì nó cũng sẽ cho các bạn một ít thông tin về cách thế giới công nghệ hoạt động nền là nếu thấy hứng thú thì mình rất vui vì đã giúp.

Vào đề.

OK, Chắc hẳn các bạn đọc đến đây thì đều là dân dùng máy tính điện thoại các thứ các thứ rồi. Mình tin chắc là các bậc phụ lão không trèo tới cái trang nhảm này của mình đâu. Nên là chúng ta hãy cùng đặt ra một vài câu hỏi để xây dựng ra cái hình tượng thế giới mà chúng ta đang nhắm tới và sống trong dưới góc nhìn công nghệ.

  1. IoT là gì và họ gáy về nó ra sao?
  2. Cái tầng của loại tài liệu này ở đâu?
  3. Mục tiêu?

Rồi, câu hỏi số 1.

Các bạn cứ nghe người ta lải nhải về Internet of Thing tới lòi bản họng cách đây vài năm. Nó cũng như cái việc các bố trẻ nhét mọi thứ dở hơi thêm AI hiện nay. Tin mình đi tụi quảng cáo kem trộn AI đéo hiểu cái mẹ gì đâu, vài năm trước tụi lải nhải về IoT cũng vậy. Dân trong ngành thì thấy xem tấu hài cũng vui nhưng cũng kệ mẹ, vì vui mà!!

Rồi. IoT thì dưới định nghĩa của mình sẽ đưa ra làm 3 góc nhìn, góc nhìn định nghĩa, góc nhìn kinh tế và góc nhìn kĩ thuật.

(゚ペ) Góc nhìn định nghĩa: IoT tính ra là một giai đoạn tiếp của lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật. Các bác hay gáy nó là cách mạng công nghiệp.

  1. CMCN 1 : Động cơ hơi nước, năng lượng nước cung cấp động năng biến thành cuộc cách mạng đầu tiên.
  2. CMCN 2 : Cách mạng về điện, chuỗi sản xuất và sản xuất hàng loạt.
  3. CMCN 3 : Tự động hóa và máy tính.
  4. CMCN 4 : Kết nối tất cả các thứ lại với nhau.

Rồi, về mặt lý thuyết IoT là một từ khóa cho CMCN 4 và nó đại diện cho việc chúng ta có một mạng lưới kết nối và một mạng lưới thiết bị cuối rộng khắp cho mỗi người, điện thoại thông minh có internet là một phần của CMCN 4. Và người ta tin và sắp xếp nó vào một thời đại mới vì sự bùng nổ nó có thể gây ra.

ಠ◡ಠ Góc nhìn của dân kinh tế. Rồi không xỉa xói gì cả, dưới góc nhìn kinh tế thì các hoạt động công nghệ bùng nổ tất nhiên liền đó là sự bùng nổ kinh tế và các môi trường đầu tư mới rồi. Còn dưới dạng các doanh nghiệp nhỏ thì nó đơn giản là việc các bạn vốn ở trong một cái đầm lầy đầy ao tù, bạn là một con cá bán cần sa cho mấy con cua trong cái ao đấy. Rồi một ngày nước lũ tràn vào, dealer cá nhà táng tràn từ chỗ bỏ mẹ nào tới mang tới một lô lốc hàng ngoại. Con cá nhà táng đấy có thể là bạn…. hoặc không.

(▼∀▼) Góc nhìn kĩ thuật. Ok cái cần quan tâm đây, cơ bản việc ở đây là thúc đẩy các dạng thiết bị nhỏ wearable, các dạng module sensor. Bùng nổ các hoạt động thu thập thông tin từ những thiết bị nhỏ trong đời sống đi kèm với nhu cầu sản xuất chế tạo hay thiết kế chúng. Tiếp theo là việc kết hợp các hệ thống vào mạng lưới kết nối chung để quản lý cũng như thống kê.
Đại khái các bạn sẽ bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới mấy thứ như Pi, arduino, các vi chip, mấy thứ thật ra từ năm 80 đã phần nào bị lu mờ bởi nhu cầu không quá lớn trong thị trường.

Câu số 2. Tầng của cái tài liệu này.

Rồi chúng ta cùng tìm hiểu về cái tài liệu này.
Vài khái niệm trước. MCU và MPU nhá.


MicroControler MCU : ví dụ gần gũi ngoại đạo, chip ATmega của Arduino. Đây là những tầng chip lập trình có xung nhịp thấp thích hợp làm các thiết bị nhỏ đeo trên người với điện tiêu thụ nhỏ. Những dòng chip controler cơ bản là bare-metal hay nói cách khác không có OS hỗ trợ, chúng chạy pipeline một cách đơn giản hoặc có một hệ thống bootload viết riêng biệt cho tác vụ cụ thể.

MicroProcesser MPU : cơ bản là nhiều hơn một khu vực xử lý bộ nhớ MMU. Cái này giúp chúng có thể chạy OS nền nói cách khác bạn đã từ một kĩ sư lập trình chip chuyển thiên hướng một tên code phần mềm, tất nhiên là có dính dáng tới chip.

Vậy thì dễ thấy embedded Linux ở đây chúng ta là nói đến các hệ thống tốc độ không cao chạy MPU. Không tính con Pi nhá, nói thẳng ra con chip Pi nó vượt quá cái phạm trù của một thiết bị embedded Linux thật sự rồi, một con chúng ta nhắm tới chạy hello world khởi động mất 30s kia. Xuất hdmi như con Pi là lừa.

Câu 3. Mục tiêu.

Để tổng hợp kiến thức cho mình và chữa ngu cho các bạn. Nói chung là có ích cho xã hội.

Rồi lại phải chờ mình có hứng thôi ┌(メ▼▼)┘ ┌(メ▼▼)┘ ┌(メ▼▼)┘

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *